Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Các đền chùa đông người lễ cuối năm


Những ngày tháng Chạp, một số nơi như đền Chúa Thác Bờ, đền Trình Chùa Hương, chùa Thiên Mụ... tấp nập dòng người đổ về đi lễ cuối năm.

Theo quan niệm của người Việt, đầu năm cầu an giải hạn ở chùa, đền phủ nào thì cuối năm dù bận đến mấy cũng cố thu xếp thời gian để tới lễ tạ và lại đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm tới. Việc làm duy tâm này giúp cho mọi người cảm thấy yên tâm hơn trước thềm năm mới. Ngoài việc đi chùa lễ tạ, nhiều gia đình cũng kết hợp với du lịch tâm linh dịp cuối năm.
Đền Chúa Thác Bờ, Hoà Bình
Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, đền thờ Chúa Thác Bờ bao gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng nổi tiếng linh thiêng.
Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước mặt là sông nước hữu tĩnh, thuyền bè qua lại. Trước đây, đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thuỷ điện Hoà Bình, đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ.
Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng. Người hành hương vừa đi lễ vừa được thưởng lãm cảnh tượng vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước.
thac-bo-anh-lam-linh.jpg
Người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa, mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng gần 20 phút đi thuyền. Ảnh: Lam Linh
Đường đi: Cách Hà Nội 110 km và 15 phút đi thuyền. Bạn có thể kết hợp du thuyền trong lòng hồ sông Đà và mãn nhãn với tiên cảnh trong lòng động Thác Bờ. Đừng quên thưởng thức món cá nướng sông Đà vô cùng hấp dẫn phía chân đền.
Đền Trình Chùa Hương, Hà Nội
Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến, cách bến đò khoảng 500 m, thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc - dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con rồng nằm phục gác cổng trời Nam. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu tự.
Đường đi: Từ Hà Nội, bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình, đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hoặc đi theo hướng quốc lộ 1A qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (dành cho ô tô) hoặc theo hướng đi Thanh Trì (dành cho xe máy).
7285-10200653928123203-1821586242-n_1422
Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn
Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại một đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng một tiếng vào và một tiếng trở ra.
Giá vé tham quan Chùa Hương + bảo hiểm là 50.000 đồng một người. Giá thuyền đò khứ hồi là 35.000 đồng một người.
Chùa là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Nơi đây là danh thắng không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Huế. Được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ.
800px-Chua-Thien-Mu-o-Hue_1422508468.jpg
Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo sông Hương, vô cùng lãng mạn. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên
Đường đi: Có nhiều phương tiện thuận lợi để di chuyển đến Huế. Đường bay từ Hà Nội, TP HCM thuận lợi để đến đây, bạn nên săn vé máy bay giá rẻ dịp cuối năm để mua với giá tốt. Nếu nhiều thời gian và muốn trải nghiệm cảnh đẹp trên đường đi, bạn có thể lựa chọn tàu hỏa để đi. Dễ hơn là bắt xe khách, tuy nhiên bạn sẽ tốn khoảng 1 ngày để di chuyển.
Phương tiện di chuyển trong nội thành Huế: Bạn có thể thuê xe máy để kết hợp đi chùa và tham quan các điểm du lịch Huế. Giá thuê từ 100 - 200 nghìn một ngày.
Ăn uống: Bạn nên thử các loại đặc sản ngon nổi tiếng ở Huế, với giá phải chăng như cơm hến, bún bò, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh khoái…
Chùa Bà, Tây Ninh
Tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, tỉnh Tây Ninh, chùa Bà còn được biết đến với tên gọi chùa Phật, chùa Thượng... Đây là một công trình lớn, thu hút rất nhiều khách thập phương về thăm viếng, thắp nhang khấn Phật mỗi dịp gần Tết. Vào những ngày đó, từ ngay dưới chân núi, đoàn người đã lũ lượt, chen chúc nhau để lên chùa. 
Đường đi: Từ Sài Gòn, bạn sẽ ra bến An Sương và mua vé xe về Tây Ninh, tốt nhất là xe Đồng Phước. Giá vé khoảng 80.000 đến 90.000 đồng dao động tùy dịp. Xe sẽ di chuyển trong khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ là tới nơi. 
Ăn uống: Từ chân núi lên đến chùa Bà có bán rất nhiều đồ ăn, thức uống và đặc sản của Tây Ninh. 
Chùa Ông, Sài Gòn
Chùa Ông, hay còn được gọi là miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán là ngôi chùa rất nổi tiếng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5). Nơi đây có đông đúc người Hoa sinh sống nhưng chính người Việt cũng hết mực thờ phụng ngôi chùa này. Nhiều người đến đây khấn vái đều truyền miệng nhau về sự linh thiêng của chùa, tiếng lành cứ thế đồn xa. Trước cổng chùa có vài người bán nhang, đèn vàng mã nhưng rất trật tự, yên tĩnh. 
Đường đi: Nằm trong nội thành Sài Gòn nên chỉ cần di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô sẽ đến nơi. Chùa nằm tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5. 

Chùa Hương ngày khai hội

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng, du khách thập phương lại rủ nhau đi lễ hội chùa Hương, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Để đi lễ, du khách sẽ phải mua vé và ngồi đò khoảng một tiếng trên dòng suối Yến dẫn vào chùa. Giá vé tham quan là 50.000 đồng, giá vé đò là 35.000 đồng (tuyến Hương Tích).
 
Sau khi mua vé, khách sẽ được hướng dẫn xuống thuyền đậu ở bến Đụn và bắt đầu hành trình đi hội chùa Hương. Mỗi ngày ở đây đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến đi lễ, ngày cao điểm có thể lên đến 70.000 người.
 
Là thủy lộ duy nhất để du khách vào lễ bái ở chùa Hương, dòng suối Yến trông giống như đuôi của một con chim yến đang xòe rộng. Từ ngày khai hội đến hết tháng 3, khung cảnh nơi đây lúc nào cũng tấp nập với những con đò chở khách vào ra nườm nượp.
 
Trước khi lễ bái ở chùa Trong, tức chùa trong động Hương Tích, du khách sẽ ghé chùa Thiên Trù, tức chùa Ngoài. Nằm giữa núi rừng linh thiêng, chùa mang vẻ đẹp uy nghi, cổ kính cùng không gian thanh tịnh.
 
Năm nay, ban tổ chức kiên quyết đảm bảo an ninh, trật tự trong mùa lễ hội bằng cách xử lý nghiêm các hành vi như đổi tiền lẻ, chèo kéo khách, đặt tiền giọt dầu, xem bói, mê tín dị đoan...
 
Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa Trong. Trên đường đi, du khách sẽ bắt gặp hai bên đường vô số hàng quán bày bán cành vàng, cành bạc, lộc, quan tiền... để cầu may.
 
Có hai cách để đến chùa Trong là leo bộ hoặc đi cáp treo. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng (người lớn) và 60.000 đồng (trẻ em). Lối dẫn xuống chùa trong lòng động dài hơn 100 bậc đá. Từ trên cao, du khách đã có thể cảm nhận bầu không khí mát lành thổi ra từ trong lòng động.
 
Ngoài tượng thờ Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm, trong động còn có nhiều đụn nhũ được biết đến với tên gọi: Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô…
 
Nhiều du khách cố hứng giọt nước chảy ra từ nhũ đá với quan niệm đó là lộc trời và mong muốn có được sức khỏe trong năm.
 
Đi hội chùa Hương vào tháng 3, du khách còn có dịp ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực, tạo nên khung cảnh thơ mộng cho dòng suối Yến.

Vẻ cổ kính của các chùa quanh Hồ Tây


Quanh hồ có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng chứa đựng giá trị văn hóa, kiến trúc đặc sắc như chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, Phổ Linh, Tảo Sách, Vạn Niên...

Đi chùa đầu năm là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam. Chùa không chỉ đơn thuần là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm hội tụ những nét văn hóa, kiến trúc độc đáo.
1-6682-1425551769.jpg
Chùa Trấn Quốc
Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã trên nền tĩnh lặng hồ nước mênh mang. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và Trần, ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi lui tới cầu an của các Phật tử mà còn là điểm vãn cảnh lý tưởng cho du khách. (Xem thêm ảnh)

2-3385-1425551770.jpg
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm, xã Quảng An. Tam quan chùa là công trình kiến trúc độc đáo với 2 tầng, 8 mái, trông như bông sen trên mặt nước Hồ Tây. Chùa được coi là một trong những di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. (Xem thêm ảnh)
12HA8-3209-15-1328-1425551770.jpg
Chùa Hoằng Ân
Tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đây là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội đã nghìn năm tuổi. Trải bao mưa nắng, chùa vẫn giữ quần thể kiến trúc đẹp, trước tòa tiền đường, lầu chuông cao ngất  vươn lên cùng mây trời Hồ Tây lộng gió.  Ðặc biệt, khu mộ tháp lô xô cao thấp, trầm mặc, ẩn mình dưới bóng ngọc lan thơm dịu dàng và thân cau cao vút như đưa du khách vào miền tâm linh thanh khiết. Năm 1991, chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. (Xem thêm ảnh)
6HA8-3244-15-8453-1425551771.jpg
Chùa Phổ Linh
Là ngôi chùa cổ của Hà Nội, chùa Phổ Linh được xây dựng từ năm 1079, có kiến trúc và không gian rất đẹp, lại thanh tĩnh, khác với sự đông đúc náo nhiệt của Phủ Tây Hồ ở ngay bên cạnh. (Xem thêm ảnh)
7HA8-3263-15-9633-1425551772.jpg
Chùa Tảo Sách
Chùa Tảo Sách (hay còn gọi là Tào Sách, Linh Sơn tự) là một trong số những ngôi cổ tự hiếm hoi còn lại ở thủ đô giữ được vẻ cổ kính, u tịch, trang nghiêm. Chùa hướng thẳng ra hồ Tây khiến khung cảnh nơi đây vô cùng hữu tình. (Xem thêm ảnh)
2HA8-5402-15-1845-1425551773.jpg
Chùa Vạn Ni​ên
Nằm cách chùa Tảo Sách không  xa là chùa Vạn Niên. Khuôn viên chùa không lớn nhưng nằm ở ven hồ nên cảnh quan thoáng đãng, xanh mát và tạo cảm giác thư thái thanh tịnh. Chùa có 2 cổng, trong đó cổng chính trông ra mặt phố Lạc Long Quân và cổng sau nhìn về đường ven Hồ Tây. Phía cuối sân chùa dưới bóng cây cổ thụ tọa lạc một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối. (Xem thêm ảnh)
6HA8-5428-15-4150-1425551774.jpg
Chùa Tứ Liên
Chùa Tứ Liên còn có tên là Chùa Tứ Tổng, tên chữ là Chùa Tam Bảo, đã được trùng tu nhiều lần và ngày nay khá kiên cố với vật liệu đá. Cổng chính chùa có kiến trúc rất đẹp hướng ra đường Âu Cơ, đằng sau là tháp chuông cao hướng ra hồ Tứ Liên. (Xem thêm ảnh)
1HA8-5960-15-4786-1425551775.jpg
Chùa Thiên Niên (Tríc​h Sài)
Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ Tự, còn được gọi là chùa Trích Sài, nằm ngay sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi. Ở địa thế đẹp ven hồ, chùa Thiên Niên là điểm thu hút đông đảo du khách

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

5 điểm du lịch ninh bình nổi tiếng về tâm linh


Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động… Du Lịch Ninh Bình còn được biết đến bởi rất nhiều khu di tích lịch sử và điểm du lịch tâm linh

Hiện nay Ninh Bình có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa gắn với các triều Đinh, Tiền Lê, Lý... Một số điểm di tích nổi tiếng nay đã được đưa vào các tour du lịch tâm linh như cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động…
Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”, chùa Bích Động nằm cách bến thuyền Đình Các 3 km về phía tây nam và tọa lạc trên sườn núi Bích Động. Công trình kiến trúc cổ này được xây dựng theo kiểu "Tam" Hán tự, ba tòa không liền nhau, tam cấp theo sườn núi, dựa vào thế núi từ dưới lên tạo thành ba ngôi chùa riêng biệt là Hạ, Trung và Thượng. Nhờ vậy chùa, núi và động kết hợp hài hòa với nhau, ẩn hiện giữa những vòm cây đại thụ xanh biếc.
IMGP1951-JPG-1791-1406167188.jpg
Những nét chạm trổ đắp nổi trên vòm mái của cổng chùa Bích Động.
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn thờ Lý Triều Quốc Sư Nguyễn Minh Không (hay Lý Quốc Sư) thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa Viên Quang do chính Nguyễn Minh Không dựng vào năm 1121. Sau khi ông mất người dân đã thờ ông tại đây. Đền Thánh Nguyễn đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tháng 2/1989.
IMG-6249-JPG-5685-1406167188.jpg
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn ở xã Văn Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính có diện tích khoảng 700 ha được xây dựng tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Không chỉ có vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc, chùa Bái Đính còn vô cùng nguy nga, hoành tráng. Đây là một địa điểm du lịch tâm linh xác lập được nhiều kỷ lục bậc nhất, không chỉ trong mà cả ngoài nước: bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, hành lang La Hán dài nhất, chùa có pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất, chuông đồng lớn nhất… Ngoài ra, tại đây đang lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật. 
IMG-6328-JPG-9466-1406167188.jpg
Bái Đính hiện nơi sở hữu rất nhiều tượng Phật có kích thước lớn.
Cố đô Hoa 
Cho đến ngày nay cố đô Hoa Lư vẫn còn gìn giữ được nhiều công trình kiến trúc văn hóa lịch sử có giá trị như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê…Bên cạnh đó là cả những dấu tích thành trì cổ xưa còn sót lại, những núi non, hang động kỳ thú. 
co-do-hoa-lu-1-9313-1406167188.jpg
Cổng vào cố đô Hoa Lư.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn có diện tích khoảng 22 ha. Đây được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Điều đặc biệt ở kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là một công trình Công giáo nhưng lại mang những nét đặc trưng của kiến trúc triều đình, chùa truyền thống của Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá nên mọi người quen gọi là Nhà thờ đá. Đây không chỉ là công trình bằng đá đặc sắc nhất Việt Nam mà cũng rất hiếm thấy trên cả thế giới. 
IMGP1840-JPG-7137-1406167188.jpg
Cảnh chính diện của nhà thờ đá Phát Diệm.

Cuối năm đi lễ tạ chùa Thầy


Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã là điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương.


Theo quan niệm của người Việt Nam, khi đã cầu phúc lành vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải đi chùa lễ tạ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa tấp nập dòng người đổ về hành lễ cuối năm.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, bạn sẽ mất khoảng nửa tiếng đi xe để đến chùa Thầy. Ngoài sự linh thiêng, thoát tục, nơi đây còn là điểm đến đẹp, lý tưởng để kết hợp du lịch và chiêm bái.
Được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, cách nay khoảng nghìn năm trước, tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.
Nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu hay Long Trì, tạo thành hàm của rồng. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nối sang hai bên, tạo thành râu rồng.
Bắt đầu vào chùa, bạn sẽ thấy nhà Thủy Đình cổ kính, rêu phong, được ví là viên ngọc giữa miệng rồng. Vào những ngày lễ hội, nơi đây trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
Chùa Thượng tách biệt hẳn, nằm ở vị trí cao nhất, đồng thời là nhà thánh, nơi đây để tượng Di Đà tam tôn - tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng tượng cha mẹ ông.
Chùa Thầy còn có hang Cắc Cớ, nơi lưu giữ những câu chuyện linh thiêng từ ngàn xưa, ngày nay còn lưu giữ bể xương người, là nơi những nam thanh nữ tú đến cầu duyên: “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ/Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. 
Ảnh: Xóm nhiếp ảnh.
Hội chùa Thầy diễn ra ngày 5 - 7/3 Âm lịch hàng năm. Không riêng gì ngày hội, những ngày cuối năm, lễ tết, tăng ni, Phật tử và du khách từ các nơi khác về chùa hành lễ rất đông.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Thăm chùa Phúc Nguyên ở Hải Phòng trước ngày khánh thành


Theo lời giới thiệu của chú Vũ Văn Cầu, Phó Chủ tịch Khuyến học xã Hiệp Hòa, chúng tôi có dịp đến chiêm bái chùa Phúc Nguyên tại thôn Nghĩa Lý, xã Hiệp Hoà, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng sau những ngày mưa dài không ngớt. 

Đứng trên cầu Chanh bắc qua sông Luộc giáp danh giữa huyện Ninh Giang (Hải Dương) và huyện Vĩnh Bảo (Tp.Hải Phòng) chúng tôi đã thấy chùa Phúc Nguyên nằm ẩn khuất sau những ngôi nhà cao tầng hun hút. 

Càng đến gần, chùa Phúc Nguyên càng hiện ra rõ hơn với nhiều hạng mục công trình khác nhau. Ngôi chùa xây hai tầng quay theo hướng Tây Bắc với hai toà tháp được toạ lạc ở tầng 2 uy nghi, bề thế và đẹp mắt đến lạ thường. 
 
Thực ra mà nói, đây là lần thứ 4 chúng tôi có dịp đến với chùa Phúc Nguyên, nhưng chưa lần nào có thời gian để đi chiêm bái. Lần thứ nhất vào cuối năm 2013 khi ngôi chùa cũ đang xuống cấp trầm trọng chỉ còn ngôi Tam Bảo. Lần thứ hai khi được cùng hoạ sĩ Đỗ Khắc Oanh – người phụ trách làm toàn bộ phần đá cho chùa mời ghé thăm. Nhưng lần đó, công trình vẫn đang còn làm phần thô, ngổn ngang công việc. Lần thứ 3 vào tháng Chạp khi được cùng Hoà thượng Thích Thanh Nhã về xã trao quà Tết cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, và Hoà thượng đã nói chuyện với nhân dân và phật tử tại chùa. 
 
 
Theo chú Vũ Văn Cầu cho biết: chùa Phúc Nguyên có từ rất lâu đời, đây là một ngôi chùa cổ của vùng và nổi tiếng linh thiêng và luôn mang lại may mắn cho mọi người. Chùa ngày trước được làm bằng gỗ mang dáng vẻ đặc trưng của chùa quê đồng bằng Bắc bộ, khuôn viên chùa không to lắm, nhưng cũng có đủ nhà Tổ, nhà khách, Tam Bảo, cổng Tam quan và các công trình phụ trợ khác. Cứ vào ngày tuần Rằm, mồng Một, chùa Phúc Nguyên lại đông như mở hội bởi mọi người về đây để chiêm bái và cầu may. Cũng tại ngôi chùa này, ngày trước có nhiều sư trụ trì và nhiều sư xuất gia đi theo con đường nhà Phật, nhiều quý Thầy đã đắc đạo. Và cũng chính chùa Phúc Nguyên là nơi cửa Phật đầu tiên của Hoà thượng Thích Thanh Nhã tu hành.
 
 
 
Hôm nay chúng tôi ghé thăm chùa cũng là lúc các tốp thợ đã hoàn thành việc xây dựng. Chỉ có duy nhất một anh thợ điện đang điều chỉnh hệ thống điện ở tầng 1. Nhìn cảnh quan của tự viện thì công việc đã hoàn thành đến 90%, chỉ còn việc làm sân, xây dựng hệ thống tường bao và chuyển tượng vào các gian trong chùa. Nếu nhìn từ chính diện ngôi chùa, chúng tôi có thể khẳng định đây là ngôi chùa lớn và có quy mô nhất vùng. Tuy là một ngôi chùa mới, nhưng lại mang đậm những nét cổ kính. Ở tầng 1 hầu hết là được làm bằng vật liệu cứng, các cột to bằng hai người ôm đổ song song với nhau. Tầng này dùng để làm hội trường, nơi tiếp khách là chính. Đi đến cuối tầng 1, men theo lối cầu thang được làm bằng gỗ với những bậc đá xanh nguyên khối dẫn chúng tôi lên tầng 2. Đó là ngôi Tam Bảo. Ngôi Tam Bảo được thiết kế bằng gỗ. Các vỉ kèo, xà gỗ, mái hiên, mái vẩy được làm bằng gỗ quý với những hoạ tiết điêu khắc tinh xảo và kỳ công. Hầu hết các loại gỗ trên tầng hai có màu đen như màu áo của nhà Phật. Trong khuôn viên của tầng 1 và tầng 2, hệ thống tượng Phật, câu đối, hộ pháp và lư hương đã được vận chuyển về và đang được nhà chùa cho kê ngay ngắn theo các vị trí khác nhau. 
 
 
 
 
Mở cửa ngôi Tam Bảo bước ra hiên trước hiên là khoảng sân rộng lớn được lát gạch đỏ theo hàng thẳng tắp. Hệ thống tường bao, lan can, tay vịn cầu thang và bậc hiên được làm toàn bộ bằng đá, đá xanh vận chuyển từ Ninh Bình. Qua bàn tay và khối óc của những người thợ, những tảng đá to xù xì và vô hồn đó đã trở lên đẹp tươi, các mảng được khắc tinh xảo mang hồn của người thợ. Đứng trên ngôi Tam Bảo quay theo hướng Tây bấc, quý khách có thể tận hưởng được bầu không khí trong lành và đón những cơn gió dịu mát được thổi từ dòng sông Luộc phía xa. Được ngắm cảnh làng quê Nghĩa Lý đang khởi sắc ngày và cảnh đẹp của đồng ruộng xung quanh. 
 
 
 
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, chùa Phúc Nguyên sẽ tổ chức khánh thành ngôi chùa chính với biết bao công việc còn bề bộn và niềm vui hoan hỉ của phật tử và nhân dân địa phương.